Cẩm nang sức khoẻ
Những Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình

Bệnh tiểu đường: Những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Đây là bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, được đặc trưng bởi lượng đường tăng trong máu, kết quả ảnh hưởng đến chất lượng sống và tăng nguy cơ tổn thương thần kinh tim mạch. Điều đáng lo ngại nhất là nhiều người thường bỏ qua, ít quan tâm vì dễ nhầm với các bệnh thông thường khác.

 

Vì vậy điều quan trọng cần biết những dấu hiệu cảnh báo của bệnh để thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết. Sau đây là 10 dấu hiệu chính cảnh báo bệnh đái đường:

 

Đi tiểu nhiều, luôn khát nước
 
Triệu chứng này là do lượng đường trong máu cao nên thận phải hoạt động mạnh để loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, do vậy đi tiểu nhiều. Khi đó, cơ thể sẽ cố gắng bù lại lượng chất lỏng đã bị mất và điều này khiến bạn luôn cảm thấy khát nước.
 
Giảm cân đột ngột
 
Với lượng đường trong máu quá lớn, bệnh nhân tiểu đường có thể bị giảm trọng lượng cơ thể từ 5-10 kg trong vòng 2-3 tháng. Hiện tượng này là do hormon insulin không đưa được glucose từ máu vào trong tế bào để chuyển thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Do vậy, cơ thể nghĩ rằng nó đang đói và bắt đầu phá vỡ protein ở cơ bắp để làm nguyên liệu thay thế. Ngoài ra, mất đường và nước qua nước tiểu cũng làm cho người bệnh giảm cân.
 

Đói cồn cào


Giảm hoặc tăng cân không có lý do

 

Giảm hoặc tăng cân không rõ lý do vì không có khả năng sử dụng insulin do đái đường gây nên. Ngăn cản glucose đi vào trong tế bào lúc đó cơ thể sẽ sử dụng protein từ các cơ để bù đắp năng lượng. Do cơ thể mất khả năng hấp thụ glucose và đi tiểu thường xuyên, bệnh nhân đái đường (thường là đái đường type 1) dễ bị sụt cân nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn (thức ăn ngọt) và gây tăng cân.

 

Chậm liền sẹo

 

Một điều đáng chú ý là vết thương chậm liền sẹo. Do lượng đường cao trong máu đã làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu đến các tế bào giúp làm lành vết thương.

 

 

 

Tóm lại, điều quan trọng và cần thiết nên có chế độ ăn, lối sống lành mạnh đặc biệt là đái đường type 2. Thêm vào đó tránh thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, tránh nhàn rỗi, tránh các chất béo bão hòa, chất ngọt và thực phẩm chế biến sẵn…để có cuộc sống vui khỏe mỗi ngày!

 

Ngứa da
 
Bệnh tiểu đường làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị suy yếu dẫn tới việc da bị ngứa và khô, nhất là ở những vùng như cổ hoặc nách. Triệu chứng này là do trong cơ thể người bệnh đã có một quá trình kháng insulin xảy ra ngay cả khi lượng đường trong máu không cao.
 

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo bác sĩ Hoàng Cao Sạ, BV Đa khoa thành phố Nam Định thì điều quan trọng và cần thiết là bạn nên có chế độ ăn, lối sống lành mạnh, đặc biệt là đái tháo đường type 2.

 

Tức là, bạn phải tránh rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, tránh các chất béo bão hòa, chất ngọt và thực phẩm chế biến sẵn, vận động hàng ngày…

 

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra đường huyết nếu đang ở độ tuổi hơn 45, có dấu hiệu khó chịu ở bụng, người yếu, hay khát nước, đi tiểu nhiều, thở nhanh hơn bình thường, hơi thở có mùi như chất tẩy sơn móng tay.

 

Phát hiện sớm bệnh có thể giúp bạn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thần kinh…

 

 

Đánh Giá


Đối tác