Cẩm nang sức khoẻ
Những Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình

Chữa và điều trị bệnh hen phế quản (hen suyễn)

Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh


Người bệnh cần hiểu rằng vai trò của việc tự điều trị kết hợp với các hướng dẫn điều trị của bác sỹ là điều hết sức cần thiết. Vậy nên hãy trở thành một cộng sự với bác sỹ của bạn, nói cho bác sỹ biết tình hình tiến triển của bệnh và tuân thủ đúng những biện pháp điều trị mà bác sỹ khuyên. Hiểu những biện pháp điều trị của mình, biết được công dụng và cách dùng của từng loại thuốc.

 

 


Đến tái khám định kỳ theo đúng lịch, và thông báo cho bác sỹ của bạn biết các những thay đổi hoặc nếu các triệu chứng trở nên xấu đi một cách nhanh chóng. Nếu bạn gặp bất kỳ một tác dụng phụ nào từ thuốc, ngay lập tức thông báo để bác sỹ của bạn biết điều chỉnh thuốc cho phù hợp.


Mục đích của việc điều trị


Mục đích mà các bác sỹ đưa ra khi áp dụng các phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị viêm phế quản là việc phòng ngừa những triệu chứng đang tiến triển và gây khó chịu, phòng sự xuất hiện của các cơn hen, tiếp tục cho người bệnh thực hiện những sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo chức năng phổi ở mức bình thường hoặc gần bình thường, giới hạn những tác dụng phụ của thuốc xuống ít nhất khả năng cho phép.


Điều trị bệnh hen phế quản tại nhà


Đó là tất cả các phương pháp mà bạn có thể áp dụng để tránh sự tiến triển của bệnh trở lên nặng nề hơn. Theo đó, những điều bạn cần làm là:


    Tránh các tác nhân gây dị ứng


    Bỏ hút thuốc.


    Không dùng thuốc ho vì chúng không giúp ích được gì cho bệnh hen và rất có thể gây tác dung phụ.


    Khi cần phải sử dụng aspirin, và một số thuốc kháng viêm không steroid cần hỏi ý kiến bác sỹ


    Không dùng các loại thuốc xịt không cần kê toa. Vì chúng chứa những hợp chất có tác dụng rất ngắn nên có thể không đủ thời gian để thoát khỏi các cơn hen và có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.


    Các thuốc được sử dụng nhất định phải do bác sỹ kê toa


    Khi có ý định sử dụng thuốc nam hoặc những thực phẩm bổ úng không được kê toa, nên khỏi ý kiến bác sỹ trước tránh gây tác dụng phụ hoặc cản trở tới các loại thuốc đang dùng.


    Nếu thấy điều trị không hiệu quả, không dùng thêm thuốc quá mức giới hạn bà bạn được kê toa.


    Cho bác sỹ biết nếu dùng thuốc không hiệu quả


Điều trị bệnh hen phế quản tại bệnh viện


Nếu bạn đang được điều trị bệnh viện, bạn có thể được áp dụng một trong số các phương pháp điều trị như thở oxy qua mặt nạ hoặc qua một ống gắn vào mũi, sủ dụng thuốc, hoặc dùng bình xịt có định liều ...


Bạn sẽ được theo dõi trong vòng ít nhất 7 giờ khi các xét nghiệm đã hoàn tất và có kết quả. Các dấu hiệu tiến triến của bệnh cũng sẽ tiếp tục được theo dõi thêm.
Nếu đáp ứng tốt với điều trị, có thể bạn sẽ được xuất viện. Nên cảnh giác đề phòng các triệu chứng có thể quay lại trong vòng 7 giờ kế tiếp. Nếu các triệu chứng quay lại hoặc trở nặng hơn, hãy quay lại phòng cấp cứu ngay lập tức.
Khi nào bệnh nhân hen phế quản cần nhập viện?


Dưới đây là các tính huống mà người bệnh hen phế quản cần phải nhập viện, đó là:


    Cơn hen rất nặng hoặc không đáp ứng tốt với điều trị.


    Chức năng phổi kém trên phế dung ký.


    Tăng nồng độ CO2 và giảm nồng độ Oxy trong máu.


    Có tiền sử phải nhập viện hoặc phải dùng máy giúp thở trong cơn hen


    Những bệnh nặng khác có thể gây nguy hiểm cho sự hồi phục của bạn


    Những bệnh nặng về phổi hoặc tổn thương phổi, như viêm phổi hoặc tràn khí màng phổi (xẹp phổi).

 

 

Đánh Giá


Đối tác