Mách mẹ những lưu ý khi chế biến yến sào cho bé
Dinh dưỡng từ yến sào : Yến sào có chứa hàm lượng protein cao (45-55%), chứa 18 loại axit amin, một số axit amin có hàm lượng rất cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da.
Có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalanine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời.
Trong yến sào chứa 31 nguyên tố vi lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đặt biệt là trẻ em và người có tuổi. Yến sào dồi dào canxi và sắt, có các chất lợi cho não bộ như mangan, brôm, đồng, kẽm.
Bên cạnh đó, yến sào còn kích thích tiêu hóa bởi trong yến sào có một số chất như crôm, chứa đường galactose mà không có chất béo. Phụ nữ muốn có làn da đẹp, giữ mãi nét trẻ trung, năng động, nên tổ yến có chứa threonine là 1 trong các chất hình thành elastine và collagene của da, giúp da không bị lão hóa...
Đây là một loại thực phẩm quý giá nên các mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý một số điều khi chế biến món yến sào này!
Cách hay để làm sạch tổ yến
Khi làm sạch lông yến, các bạn chú ý không ngâm vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất trong thành phần dinh dưỡng của tổ yến sào.
Chỉ dùng nước sạch để tẩy rửa tổ yên, tuyệt đối không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn...để tẩy rửa. Điều này không cần thiết và làm cho yến mất đi một số chất. Bạn nên ngâm yến khoảng 4 giờ trong nước sạch đến khi yến tơi ra là có thể làm sạch yến.
Sử dụng yến sào như nào là tốt nhất?
Mẹ nên cho bé ăn yến tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ 20 phút. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.
Từ khi ăn cho đến khi đi ngủ không được đặt chân xuống đất và cần đi ngủ ngay. Nếu giữa đêm cần đi vệ sinh nhớ mang dép, tuyệt đối không đi chân đất để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ yến sào tốt hơn.
Khi chế biến món yến sào, mẹ không nên cho nhiều đường vào món ăn với tổ yến sào vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng của yến sào. Những người bị đái tháo đường thì không nên ăn chè yến mà chỉ dùng cháo yến để hạn chế lượng đường vào cơ thể.
Khi chế biến yến sào thì nên để ở nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C vì sẽ làm mất chất của yến sào. Nếu không ăn hết yến thì có thể để trong tủ lạnh rồi hôm sau mang ra dùng, nếu không dùng lạnh được thì để ra ngoài khoảng 15 phút trước khi ăn. Không nên nấu hoặc hâm lại.
Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn.
Cách nấu yến tốt nhất mẹ nên làm cho bé yêu đó là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.