Nặn mụn! Như thế nào là đúng?
Trước khi quyết định nặn mụn, đừng bỏ lỡ một vài thông tin dưới đây bạn nhé!
1. Mụn nào không được nặn?
Thực tế, không phải loại mụn nào cũng có thể được loại bỏ bằng cách nặn chúng. Với một số loại mụn sau, bạn cần tuyệt đối cân nhắc việc nặn mụn của mình.
Mụn trứng cá bọc: Loại mụn này thường đi kèm mủ, viêm, sưng to, đau và đặc biệt là không có nhân.
Mụn trứng cá thành mảng: Với mụn trứng cá hình thành với những mảng lớn, chúng thường gây cảm giác đau đớn, đôi khi chảy dịch, hình thành mủ và có mùi hôi vô cùng khó chịu. Đặc biệt, đôi khi mụn trứng cá còn đi kèm với biểu hiện viêm, sốt, nếu bạn nặn sẽ rất dễ để lại sẹo.
Mụn đinh râu: Đây là loại mụn vô cùng độc, thường xuất hiện ở một số vị trí như môi, mép, cằm… Việc nặn mụn có thể dẫn đến những biến chứng xấu, đặc biệt đôi khi có thể gây tử vong.
Mụn thịt: Mụn thịt thường mọc thành những đám lớn ở khu vực quanh mắt, dưới lông mày, trên mí mắt. Thay vì nặn mụn, mụn thịt cần được loại bỏ bằng phương pháp đốt.
2. Mụn nào được nặn?
Với một số loại mụn nhẹ, mọc rời rạc, kích thước không quá lớn và đặc biệt là có nhân, bạn hoàn toàn có thể nặn mụn khi mụn đã khô và nhân mụn trồi lên trên bề mặt da. Ngoài ra, khi sờ vào mụn, bạn không có cảm giác đau đớn là được.
3. Cách nặn mụn tại nhà
Để việc nặn mụn mang đến hiệu quả cao nhất cũng như đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bạn, tốt nhất là bạn hãy ghé đến một địa chỉ spa uy tín và sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi spa này. Trong trường hợp vẫn muốn tự mình nặn mụn tại nhà, bạn hãy tuân thủ một số nguyên tắc sau đây.
Kiểm tra độ già của mụn:
Mụn có thể được loại bỏ là những nốt mụn đã chín, già với những biểu hiện như nhân mụn nổi rõ, đầu mụn đã khô, trắng và se lại. Nếu nặn mụn khi còn nhỏ, mụn sẽ không thể hết mà sẽ tái phát sau ít ngày hoặc để lại sẹo cho da.
Chuẩn bị dụng cụ nặn mụn:
Dụng cụ phục vụ cho việc nặn mụn gồm có cây nặn mụn, bông, nhíp và cồn.
Làm sạch da:
Trước khi tiến hành nặn mụn, bạn cần phải làm sạch da bằng cách sử dụng sữa rửa mặt, lau khô bằng khăn mềm. Ngoài ra, tay bạn cũng cần rửa sạch đó nhé.
Với dụng cụ nặn mụn như cây nặn mụn, nhíp, bạn cũng cần khử trùng bằng cồn 90 độ để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn tối ưu.
Xông hơi cho da:
Thao tác xông hơi sẽ giúp lỗ chân lông mở rộng, từ đó việc lấy nhân mụn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Để xông hơn, bạn chỉ cần chuẩn bị một bát nước nóng, thêm vào vài giọt tinh dầu yêu thích như oải hương, tinh dầu tràm trà… sau đó hãy hướng mặt mình vào bát nước và để trong vài phút bạn nhé.
Tiến hành nặn mụn:
Việc nặn mụn cần được tiến hành cẩn thận, do đó bạn hãy chọn nơi có đủ ánh sáng hoặc sử dụng đèn để bàn sẽ giúp nhìn rõ nhân mụn hơn.
Tiếp đến, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn hãy sử dụng đầu ngón tay trỏ và giữa kẹp bông gòn để cố định mụn. Do tay, móng tay có thể tiềm ẩn vi khuẩn nên bạn cần tuyệt đối sử dụng đó nhé.
Bước 2: Bạn sử dụng cây nặn mụn, nhẹ nhàng và cẩn thận ấn nhẹ vào nốt mụn cho đến khi nào đầu mụn trồi ra ngoài hoàn toàn. Bạn có thể dùng nhíp để gắp cồi mụn dễ dàng hơn.
Bước 3: Sau khi lấy sạch cồi mụn, trên vùng mụn có thể xuất hiện chút dịch trắng và máu. Lúc này, bạn tiếp tục dùng bông gòn lau sạch chúng.
4. Chăm sóc da sau khi nặn mụn
Việc chăm sóc da sau khi nặn mụn là điều vô cùng quan trọng. Nếu da không được vệ sinh đúng cách, da rất dễ bị nhiễm trùng, gây sẹo hoặc tạo điều kiện cho mụn quay trở lại sau thời gian ngắn. Do đó, bạn hãy sử dụng các sản phẩm chống viêm có chứa thành phần như salicylic acid, alpha hydroxyl, hydrogen peroxide, acid benzoyl peroxide,…để thoa lên nốt mụn.
Những thành phần này có trong các sản phẩm như hồ nước, tinh dầu hoa oải hương và cả thuốc bôi benzoyl peroxide 5.
Rõ ràng, việc loại bỏ mụn đã khó, việc chăm sóc da để mụn không có cơ hội quay trở lại còn là điều khó hơn rất nhiều. Do đó, sau khi điều trị mụn, bạn hãy chú ý hơn đến việc dưỡng da hàng ngày của mình như làm sạch da thường xuyên, sử dụng sản phẩm dưỡng phù hợp, áp dụng chế độ ăn lành mạnh với nhiều hoa quả, rau xanh bạn nhé!