Rửa mũi cho con bằng cách này không khác nào mẹ đang hại con
Gần đây, nhiều bà mẹ chia sẻ trên trang cá nhân cách rửa mũi, hút mũi cho con bằng xilanh tự chế. Một bà mẹ còn quay clip chia sẻ quá trình hút mũi cho trẻ sơ sinh với dụng cụ như trên.
"Đồ nghề" của bà mẹ này là một xilanh loại thường mua ở hiệu thuốc, thêm lọ muối sinh lý NaCl (loại dùng nhỏ mắt) để lấy đầu nhựa gắn thêm vào xi lanh. Sau đó, em bé được bố dùng xi lanh xịt mạnh nước muối vào lỗ mũi phải, cùng lúc này ở phía mũi bên trái, nước muối sinh lý đi kèm dịch nhầy, đờm dãi tắc trong khoang mũi ào ra.
Nếu muốn rửa mũi, phụ huynh chỉ nên dùng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn để tránh làm hỏng niêm mạc mũi của trẻ
Động tác này được thực hiện lặp đi lặp lại khá nhiều lần và thu hút nhiều lượt xem. Trong đó, nhiều người đã áp dụng cách này để rửa mũi cho con mình và thừa nhận cách làm thủ công, thậm chí có phần ghê rợn này có hiệu quả với con mình.
Xilanh rửa mũi tự chế bán khá nhiều trên các diễn đàn với giá chỉ 10-18 nghìn đồng, không khó để các mẹ mua và thực hiện với các bé. Vậy cách rửa mũi như vậy đúng hay sai?
Khi trẻ bị sổ mũi, viêm mũi,... dễ dẫn đến mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm tai giữa,... Do đó, rửa mũi giúp trẻ dễ chịu hơn, tránh tình trạng dịch nhầy và gỉ mũi bít tắc đường thở của trẻ.
Việc rửa mũi cũng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập xuống họng, tai và ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp cho trẻ.
Tuy nhiên, hiệu quả này chỉ đạt được khi thực hiện với dụng cụ đạt chuẩn và thao tác chuyên nghiệp. Hiện các bộ dụng cụ thường có cấu tạo bình rửa thông mũi với áp suất chuẩn, vừa đảm bảo dòng chảy để rửa sạch khoang mũi, vừa không bị áp lực cao gây tổn thương niêm mạc.
Về loại xilanh tự chế hoặc đang được bán với giá rất rẻ hiện nay, bác sĩ Dũng khuyến cáo bố mẹ tuyệt đối không dùng cho con.
"Dùng xilanh để bơm trực tiếp nước muối vào mũi trẻ rất nguy hiểm bởi loại này có áp lực cao sẽ làm tổn thương niêm mạc vốn rất mỏng ở trẻ em. Đó là chưa kể đến việc các loại xilanh đầu nhọn, sắc sẽ làm chảy máu mũi, viêm, xước nghiêm trọng ở trẻ. Ngoài ra, nếu không cẩn thận, nước còn ngược xuống hệ hô hấp, gây sặc vào phổi", bác sĩ Dũng phân tích.
Bác sĩ thông tin thêm, với dụng cụ này, ngay cả người lớn dùng thử còn có cảm giác buốt lên tận óc nên với trẻ em sẽ càng nguy hiểm, đồng thời sẽ khiến các bé hoảng sợ.
Bác sĩ khuyên chúng ta không nên dùng xilanh bơm nước vào mũi trẻ sơ sinh
Đồng quan điểm, bác sĩ CKI Vũ Thị Huyền Trang, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng cũng khuyến cáo khi trẻ bị các bệnh về tai mũi họng trước hết bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và kê đơn dùng thuốc. Tuyệt đối không dùng các cách rửa mũi như bơm xilanh hoặc các biện pháp nguy hiểm khác như chấm thuốc vào mũi, họng hoặc dùng các thuốc co mạch bừa bãi...
Xục mũi bằng nước muối sinh lý
Các chuyên gia về tai mũi họng cảnh báo rằng việc sử dụng nước muối sinh lý để xục rửa mũi cho trẻ có thể gây ra các bệnh viêm tai, thối tai ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.
Nếu muốn rửa mũi, phụ huynh chỉ nên dùng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn để tránh làm hỏng niêm mạc mũi của trẻ. Đây là một thiết bị được bán khá nhiều tại các bệnh viện, hiệu thuốc uy tín, thường khoảng 200-300 nghìn đồng.
Tuy nhiên trong quá trình rửa mũi , nếu quá 3 ngày trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện hoặc kèm theo dấu hiệu ho, đặc biệt ho có đờm, bố mẹ cần đưa trẻ đến viện khám để loại trừ viêm phế quản, viêm phổi.
Dấu hiệu quan trọng nhất qua soi tai là có thể thấy màng nhĩ phồng lên, thấy ứ dịch trong đó, thậm chí có mủ ở dưới đục, vàng.
Một số trường hợp còn thấy chảy nước, mủ ra tai ngoài nhưng không phải lúc nào soi cũng tìm được bệnh.
Bệnh có thể sẽ dẫn đến biến chứng thủng nhĩ, thậm chí suy giảm chức năng nghe, gây cản trở không nhỏ đến quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ.
Vì thế, để phòng bệnh cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên tự chữa bệnh viêm mũi họng cho con và sử dụng bác sĩ google, hay truyền tai nhau về các đơn thuốc trị bệnh.
Bác sĩ khuyên chúng ta không nên dùng xilanh bơm nước vào mũi trẻ sơ sinh bởi ngoài việc gây tổn thương niêm mạc, việc giãy dụa của trẻ còn có thể gây viêm ngược tai giữa. Trong trường hợp trẻ khó hợp tác, người nhà nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên lưu ý phòng bệnh cho con bằng cách giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh nóng lạnh đột ngột. Khi ra ngoài trời lạnh, cần che chắn và mặc ấm cho các bé.