Cẩm nang sức khoẻ
Những Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình

Tiêm phòng vắc xin cho trẻ khi được từ 16 đến 24 tháng tuổi

Tiêm vắc xin cho trẻ cho trẻ khi được từ 16 đến 24 tháng tuổi : Đối với trẻ nhỏ, việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ là vô cùng quan trọng, vậy khi tiêm phòng vắc xin cho trẻ các mẹ cần lưu ý tiêm phòng những loại vắc xin nào?


Tiêm phòng vắc xin cho trẻ khi được từ 16 đến 24 tháng tuổi


16-23 tháng tuổi:


Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4


Hib mũi 4


Viêm gan B mũi 4


Viêm gan A mũi 2


Trên 24 tháng tuổi:


Phòng Viêm màng não mô cầu A+C


 


 Viêm não Nhật Bản mũi 3


Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu


Tiêm phòng thương hàn, tã


Khi trẻ tiêm phòng bị sốt, mẹ phải làm sao?


Một trong những điều quan trọng nhất khi bé bị sốt sau khi tiêm phòng, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Các mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh (nhiều bà mẹ vẫn sử dụng cách này là không nên).


Đa số các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ sốt. Sau đây là một số cách chăm sóc khi trẻ bị sốt cao khi tiêm phòng:


+ Bù nước và điện giải:


Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.


+ Dinh dưỡng cho bé:

 


 


 Cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu.


+ Cách chăm sóc vệ sinh cho trẻ:


Điều ăn trọng nhất là các mẹ cần phải vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm. Nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng với nhiệt độ cao trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.


Lưu ý, đặc biệt với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.


Ngoài ra, trong một vài trường hợp, bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của bé không hề giảm hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ nhé!

Đánh Giá


Đối tác