Vì sao cuộc đời phụ nữ không thể thiếu ngải cứu?
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, các thầy thuốc thường sử dụng thảo dược ngải cứu để chữa nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
Những giá trị y học của loại cây này xuất phát từ một loại chất hóa học có tên là thujone, được biết đến để chữa trị một loạt các vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích do ngải cứu đem lại.
Ngải cứu là món ăn cũng là vị thuốc quý
- Chữa hiếm muộn “tử cung lạnh”: Biểu hiện phụ nữ chậm con, người hư nhược thấp trệ, đầy bụng ăn kém, lãnh cảm do tỳ thận hư hàn. Ngải diệp tươi, cật heo làm sạch bỏ gân trắng thêm gừng, hành gia vị hầm ăn tuần vài lần.
- Chữa chứng phụ nữ sau sinh sản dịch lâu ngày không sạch: lá ngải hầm gà hoặc cá chép ăn tuần vài lần.
- Chữa chứng đới hạ (nữ giới ra nhiều khí hư, chất nhờn): ngải diệp, gà ác, gia vị vừa đủ hầm ăn.
- Chữa phụ nữ sau sinh bụng lớn (phụ nữ sau sinh thấp trệ huyết ứ bụng lớn, nhiều mỡ, ăn ít mệt mỏi): lá ngải, cá chép, hành, tỏi, gia vị hấp ăn.
- Chữa lở ngứa, mụn nhọt chảy nước vàng: lá ngải sắc nước uống nhiều ngày rất kiến hiệu.
- Chữa phong thấp nhức mỏi: thường đau mỏi vai lưng, người nặng nề, dùng lá ngải, chân dê, gia vị vừa đủ hầm ăn.
- Chữa chứng hay bị cảm lạnh: lá ngải, thịt gà mái, gừng, hành gia vị vừa đủ hầm ăn tuần vài lần.
- Chữa rong kinh băng huyết: ngải cứu chưng huyết heo hoặc gan heo ăn.
- Chữa mặt nổi mụn nước, lở ngứa, sưng phù, chảy nước vàng, miệng lở: Dùng lá ngải tươi, dấm thanh (dấm gạo) nấu lấy nước cốt bôi ngày vài lần, dần khỏi.
Cảnh báo:
- Những phụ nữ mang thai hoặc những người đang bị rối loạn đường ruột cấp tính thì không nên dùng ngải cứu.
- Việc điều trị bất cứ bệnh tật nào bằng ngải cứu không nên được kéo dài bởi vì nó có thể gây ra rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn thần kinh.
- Nếu dùng ngải cứu quá mức cần thiết nó có thể gây ra nhức đầu và viêm niêm mạc dạ dày.
- Mặt nạ bột ngải cứu có thể gây kích ứng khi bạn sử dụng. Và đó là lý do tại sao bạn nên sử dụng hỗn hợp bột mặt nạ ngải cứu với các loại thảo dược khác.